Cách làm bánh căn lệ Đà Lạt chuẩn vị tại nhà ngon hết thảy

0
103
Để lại đánh giá

Bánh căn là bánh gì, bánh căn bao nhiêu calo? Hướng dẫn cách làm bánh căn Đà Lạt bằng bột bánh căn pha sẵn đơn giản tại nhà ai cũng làm được!

Bánh căn cô lệ đà lạtMón bánh căn thơm ngon hảo hãng

Bánh căn là một loại bánh nổi tiếng của người dân Việt Nam được nhiều người yêu thích. Bánh căn có nguồn gốc từ vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận. Tùy vào sở thích và khẩu vị của mỗi vùng miền, bánh căn có thể được làm kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau. 

Bánh căn chủ yếu được làm từ một loại bột gạo, được pha chế theo công thức riêng. Sau khi ngâm gạo trong nước, người ta đem xay thịt mịn cùng với một chút cơm khô, rồi tiến hành đổ bánh. 

Bài viết này món ngon 4 mùa xin được chia sẻ với bạn đọc cách làm bánh căn lệ chuẩn vị Đà Lạt giòn ngon càng ăn càng nghiền.

1/ Bánh căn bao nhiêu calo

Theo các nghiên cứu từ các chuyên gia về sức khỏe thì trung bình mỗi chiếc bánh căn sẽ có khoảng 81 calo. Như vậy cứ 1 phần bánh căn gồm có 10 cái sẽ tương đương với khoảng 81o calo.  

2/ Cách làm bánh căn Đà Lạt

Nguyên liệu làm bánh căn

  • Gạo: 1 chén
  • Cơm nguội: 2,5 chén
  • Thịt băm: 1,5 muỗng
  • Hành lá
  • Các gia vị: Muối, nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu

Hướng dẫn cách làm bánh căn tại nhà

Bước 1: Cách pha bột bánh căn 

Gạo đem vo và ngâm trong nước ít nhất một ngày. Sau đó vớt ra cho vào máy xay để xay cùng với cơm nguội và 1,5 chén nước lọc thêm chút muối.

Cách xay bột bánh cănHướng dẫn cách xay bột làm bánh căn

Bước 2: Làm thịt xíu mại

Ướp thịt băm với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, nửa muỗng muối, 1 muỗng bột ngọt, và 1 muỗng tiêu. Sau đó vo thịt thành các viên tròn rồi đem đi hấp.

Bước 3: Cách làm nước chấm ăn bánh căn

Phi thơm hành tím, tỏi băm và hành lá. Sau đó cho 1 chén nước lọc vào đun sôi thì thêm chút muối, hạt nêm sao cho hợp khẩu vị. Tiếp đến, cho các viên thịt đã hấp vào, nêm thêm chút bột ngọt.

Dùng một cái nồi khác cho muối, 1 muỗng nước mắm, đường, hạt nêm vào khuấy tan rồi đun sôi để nguội.

Bước 4: Cách đổ bánh căn

Quét chút dầu ăn lên khuôn bánh căn rồi cho bột vào đậy nắp lại khoảng 2 phút. Khi bánh vừa chín bạn cho 1 lớp trứng mỏng lên bánh làm nhân. Khi trứng đã chín bạn lấy bánh căn ra khỏi khuôn.

Đặt cái chảo lên bếp cho 5 muỗng dầu vào, chờ dầu sôi cho hành lá đã cắt hạt lựu vào để làm mỡ hành. Sau  đó cho phần mỡ hành vào hỗn hợp nước chấm để nguôi. 

Thành phẩm

Như vậy bạn đã hoàn thành món bánh căn ngon Đà Lạt, bánh căn giòn, béo thơm ngon của mùi trứng ăn kèm với thịt xíu mại mềm và nước chấm mỡ hành đặc trưng càng ăn càng mê.

Bánh căn cô lệCùng cả nhà thưởng thức món bánh căn tự làm tại nhà

Bánh căn cô lệ vẫn là một trong những đặc sản nổi tiếng được các du khách lựa chọn khi đến với thành phố Đà Lạt.

Xem thêm:

3/ Tham khảo cách làm bánh căn Đà Nẵng

Ngoài bánh căn Đà Nẵng, chúng ta còn biết đến với các thương hiệu khác như bánh căn Đà nẵng,  bánh căn Ninh Thuận, bánh căn Bình thuận, bánh căn Sài Gòn,… Sau đây là cách làm bánh căn Đà Nẵng chuẩn vị bạn có thể tham khảo thêm.

Nguyên liệu làm bánh căn Đà Nẵng

  • Tôm: 200 gam
  • Bột gạo: 200 gam
  • Tôm: 200
  • Trứng cút: 10 quả
  • Bột năng: 100 gam
  • Đu đủ: 100 gam
  • Tỏi băm: 2 muống canh
  • Hành lá: 3 nhánh
  • Nước mắm: 10 – 12 muỗng canh
  • Giấm: 2 muỗng canh
  • Dầu ăn: 100ml
  • Các gia vị: Đường, tiêu xay, muối, hạt nêm.

Hướng dẫn làm bánh căn Đà Nẵng

Bước 1: Trộn bột bánh căn 

Trộn 200 gam bột gạo với 100 gam bột năng vào cái tô. Thêm 1 muỗng cà phê nghệ, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê muối. Tiếp đến, bạn đổ vào tô 450ml nước lọc, dùng đũa khuấy đều cho tới khi hỗn hợp bột tan hoàn toàn. Sua đó để bột nghỉ khoảng 1 giờ.

Bước 2: Sơ chế tôm

Rửa sạch tôm tươi, rồi lột bỏ phần đầu, phần vỏ và phần chỉ đen trên đầu tôm. Sau đó đem ngâm tôm trong nước muối pha loãng khoảng 2 – 3 phút rồi rửa lại bằng nước nước sạch và để ráo nước.

Ướp tôm với 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh phần củ hành lá băm (hoặc hành tím băm), 1/2 muỗng cà phê tiêu. Trộn đều tất cả và ướp trong khoảng 30 phút để tôm thấm hết gia vị.

Bước 3: Làm đồ chua để ăn kèm bánh căn

Đu đủ đem ngọt vỏ, bào sợi. Sau đó bạn hòa tan 2 muỗng canh giấm với 2 muỗng canh đường vào tô rồi cho đu đủ đã bào sợi vào ngâm khoảng 1 giờ.

Bước 4: Làm nước chấm ăn bánh căn

Bạn cho vào chén 20 muỗng canh nước lọc, 10 muỗng canh nước mắm, 10 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh ớt băm, khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan.

Bước 5: Cách đổ bánh căn

Dùng chảo có sẵn các khuôn tròn chuyên dùng để làm bánh căn, bánh khọt. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ngập hết các khuôn trong chảo, đun nóng dầu ở lửa nhỏ.

Khi dầu bắt đầu sôi, bạn đổ từ từ hỗn hợp bột bánh căn pha sẵn vào các ô, lưu ý không để bột tràn ra ngoài.

Tiếp đến đập vỡ trứng cút và cho vào các ô bột, rồi gắp tiếp 1 hoặc 2 con tôm vào cùng. Đậy nắp lại và chiên tiếp với lửa nhỏ trong vòng 2 phút. 

Sau đó bạn mở nắp ra và chiên thêm khoảng 2 phút cho đến khi thấy bánh vàng đều, tôm, trứng đã chín hết thì gắp từng cái bánh căn ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

Bước 6: Hoàn thành món bánh căn

khuôn bánh căn bằng đấtBánh căn Đà Nẵng chuẩn vị

Như vậy là bạn đã hoàn thành món bánh căn nóng hổi, thơm lừng, với lớp vỏ ngoài giòn tan, phần nhân ngọt ngon từ tôm, béo bùi từ trứng cút. Món bánh căn Đà Nẵng ăn kèm với nước mắm chua chua ngọt ngọt kết hợp đu đủ chua giòn giúp món ăn không bị ngấy.

Thay vì phải tìm mua bánh ở các lò bánh căn bạn có thể tự tay trổ tài với 2 cách làm bánh căn chúng tôi vừa chia sẻ để cùng cả nhà thưởng thức nhé!

Chúc bạn thành công với cách làm bánh căn tại nhà